Bắt đầu có thêm dạng entry về Văn hóa VN trong blog của mình
Và đương nhiên bài đầu tiên là về...
NGUỒN GỐC & CÁC BÀI NHẠC TÀI TỬ - CỔ NHẠC
(Sưu tầm từ net thôi... heheh)
Việt Nam từ bao năm qua, do ảnh hưởng lịch sử và chính trị trên từng miền, từng vùng hợp với sinh hoạt đặc thù tại các địa phương, chúng ta đã có được một nền âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú.
Bên cạnh các bộ môn hát Chèo, ca trù, hát ả đào… tại miền bắc, âm nhạc miền nam thoát ra từ nhạc triều đình (Huế) kết hợp cùng các bài dân ca, lý, hò… đã trở thành bộ môn cổ nhạc miền nam, một bộ môn không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày hiện nay.
Các nghệ sĩ cổ nhạc đã không ngừng sáng tác trong gần một thế kỷ qua, với mục đích ngày càng phát triển bộ môn cổ nhạc được phong phú hơn. Theo tài liệu ghi lại, thì vào khoảng năm 1915 – 1916 có một loại hát gọi là “ca salon”. Ðó là một lối hát rất đơn giản, không có cảnh trí gì hết. Chỉ có một bộ ván. Trước bộ ván để một cái bàn chưn cheo. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem rất nghiêm trang. Có lẽ do ảnh hưởng của loại nhạc triều đình từ xưa còn rớt lại. Thường thì ca bản tứ đại lớp đầu. Chuyện thì dựa trên chuyện Lục Vân Tiên hay Kiều…Sau đó mới đến “ca ra bộ” có tánh cách tài tử.
Dần dần có một số đông thấy được cái hay của sự ra bộ ấy, bèn bàn nhau đem lên sân khấu mà diễn, rồi dựng cảnh, rồi tuồng tích, và sau cùng là thành cải lương vào năm 1920. Ðầu tiên là gánh của thầy Andre Thân ở Sa Ðéc, rồi mới tới gánh của thầy Năm Tú ở Mỹ Tho…
Danh từ Cải Lương được xuất hiện đầu tiên tại gánh hát Tân Thinh của ông Trương Văn Thông vào năm 1920.Sau đó, các gánh khác lần lượt ra đời, như Văn Hí Ban ở Chợ Lớn, Tập Ích Ban ở Thốt Nốt, Tái Ðồng Ban ở Mỹ Tho. Hai chữ Cải Lương là do gọi tắt từ câu “cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lương” (đổi những gì cũ còn lại ra thành những gì mới và hay). Những nghệ sĩ theo ngành cải lương đều tin có Tổ Nghiệp, nên hàng năm họ làm lễ Giỗ Tổ vào ngày 12 tháng 8 âm lịch.
Nói đến cổ nhạc không ai có thể bỏ qua được bài Vọng Cổ, một loại bài hát đã làm say mê bao nhiêu triệu con tim Việt Nam do tính chất mùi mẫn lúc trình diễn cũng như tự do ngân dài mỗi đầu câu của người hát.
Nguyên thủy của chữ Vọng Cổ là do từ Dạ Cổ Hoài Lang (đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chàng), do ông Cao Văn Lầu, biệt hiệu là Sáu Lầu quê ở Tân An đến định cư ở Bạc Liêu lúc còn nhỏ. Ông sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang vào khoảng năm 1918, và chịu nhiều ảnh hưởng của bài Tứ Ðại Oán và bài Hành Vân. Khởi đầu, bài Dạ Cổ Hoài Lang chỉ có 20 câu, mỗi câu 2 nhịp, lần lần thành 4 nhịp đầu tiên hát trên sân khấuTập Ích Ban năm 1921, và thành 8 nhịp trên sân khấu Tái Ðồng Ban năm 1922.
Năm 1934, cố nghệ sĩ Lư Hoa Nghĩa (thân phụ của cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga) chuyển bài Dạ Cổ Hoài Lang thành bài Vọng Cổ.Năm 1936, cố nghệ sĩ Năm Nghĩa đã sửa thành 16 nhịp. Khoảng đầu năm 1951, cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã phát triển thành bài vọng cổ 32 nhịp mà đa số nghệ sĩ cải lương hiện nay vẫn còn hát.
LÝ THUYẾT CỦA BỘ MÔN CỔ NHẠC
Bộ môn cổ nhạc bao gồm rất nhiều bài bản lớn nhỏ .
Ðể tiện việc xếp loại, người ta chia các bài bản theo từng nhóm: Nam, Bắc, Oán, Hạ, Quảng
Ngoài ra còn có các bài Lý(có hơi bài Nam), tuy ngắn ngủi nhưng không kém nét trữ tình, cũng đóng góp một phần không nhỏ trong bộ môn cổ nhạc. Như các bài Lý Chiều Chiều, Lý Sâm Thương, Lý Giao Duyên, Lý Mỹ Hưng, Lý Năm Căn, Lý Ba Tri…
Theo nhạc sĩ Kiều Tấn (vào năm 1997), hệ thống bài bản nhạc tài tử miền Nam được sắp xếp như sau:
A. Hệ thống bản Bắc
Sáu Bắc (Ngũ điếm)
1.Lưu Thủy
2.Phú Lục
3.Bình Bán
4.Cổ Bản
5.Xuân Tình
6. Tây Thi
Bảy bài (Thất chính)
1.Xàng Xê
2.Ngũ Ðối Thượng
3. Ngũ Ðối Hạ
4.Long Ðăng
5.Long Ngâm
6. Vạn Giá
7.Tiểu Khúc
Tám ngự (Bát ngự)
1.Ðường Thái Tôn
2.Vọng Phu
3.Chiêu Quân
4. Ái Tử Kê (miền Ðông)
5.Bát Man Tấn Cống
6.Tương Tư
7.Duyên Kỳ Ngộ
8.Quả Phụ Hàm Oan
Hai nhĩ (Cữu Nhĩ)
1.Hội Nguyên Tiêu
2.Bát Bản (Bát Bản Chấn)
Mười khách (Thập thủ)
1.Phẩm Tuyết
2.Nguyên Tiêu
3.Hồ Quảng
4.Liên Hườn
5.Bình Bán
6.Tây Mai
7.Kim Tiền
8.Xuân Phong
9.Long Hổ
10.Tẩu Mã
Tứ bửu
1.Minh Hoàng Thưởng Nguyệt
2.Ngự Giá Ðăng Lâu
3.Phò Mã Giao Duyên
4. Ái Tử Kê (miền Tây)
Ngũ châu
1.Kim Tiền Bảng
2.Ngự Giá
3.Hồ Lan
4.Vạn Liên
5.Song Phi Hồ Ðiệp
Bản rời
1.Ngũ Ðối Ai
2.Chiết Tứ Vĩ
3.Hội Huê Ðăng
4.Lục Luật Tiêu Hà
5.Bắc Ngự, v.vv…
Bản sáng tác mới
1.Tứ Bửu Liêu Thành
2.Ngũ Châu Minh Phổ
3.Ngũ Cung Luân Hoán
4.Ngũ Khúc Long Phi, v.v…
B. Hệ thống bản Nam
Ba Nam (Tam Nam )
1. Nam Xuân
2. Nam Ai
3. Ðảo Ngũ Cung
Bốn oán (Tứ oán)
1.Tứ Ðại Oán
2.Phụng Hoàng
3.Giang Nam (Giang Nam Cửu Khúc)
4.Phụng Cầu
Bản rời
1.Văn Thiên Tường
2.Trường Tương Tư
3.Tứ Ðại Vắn
4.Khổng Tử Khốc Nhan Hồi
5.Bình Sa Lạc Nhạn
6.Xuân Nữ
7.Ngươn Tiêu Hội Oán
8.Võ Văn Hội Oán
9.Xuân Tình Bát Oán
10.Quả Phụ Hàm Oan, v.v…
Bản sáng tác mới
1.Dạ Cổ Hoài lang
2.Vọng Cổ
3.Võ Tắc Biệt
4.Liêu Giang
5.Ngũ Quan
6.Thanh Dạ Ðề Quyên
7.Chinh Phụ Ly Tình (Chinh Phụ Nam )
8. Nam Âm Ngũ Khúc
9.Khúc Hận Nam Quan , v.v…
Ðó là hơn 70 bài bản được công nhận chính thức hiện nay.Trên thực tế có thể còn một số ít bài bản khác thuộc loại bản rời hoặc sáng tác mới. Tuy nhiên, đó có thể là số bài bản đã thất truyền hoặc ít được phổ biến, hoặc chưa phát hiện ra.
Bài Vọng Cổ có hơi Bắc Oán , được xem như một trong những bài phổ biến nhất hiện nay .
Ðể đàn bài Vọng Cổ, trước đây người ta dùng dây Sài Gòn đàn cho kép hát, và dây Ngân Giang để đàn cho đào hát. Dây Ngân Giang được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Văn Còn. Lúc mới hình thành có tên là dây Bảo Chánh. Về sau, nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giã Viễn Châu) hội ý với nhạc sĩ Văn Còn và đổi thành dây Ngân Giang.Và chẳng bao lâu, dây Ngân Giang được hiệu chỉnh lại chút ít để đàn cho dây kép, được mang tên là bán Ngân Giang. Mãi về sau, người ta tìm được một loại dây tương ứng giữa 2 loại dây nói trên để đàn vừa cho đào và cho cả kép. Ðó là loại Dây Chinh mà chúng ta đang dùng ngày nay .
Về nhịp đàn cổ nhạc thì có hai loại nhịp:
a.Nhịp Trường Canh, là nhịp 1 (mỗi nhịp gõ một lần), rất đều.
b.Nhịp Song Lang, là nhịp báo và chấm dứt câu. Trong nhịp Song Lang có 4 loại nhịp:
- Nhịp2: gõ song lang vào nhịp thứ hai.
- Nhịp tư bỏ 2: tức là bỏ 2 nhịp song thanh và lấy 2 nhịp song lang 3 và 4.
- Nhịp 8 chậm: là gõ song lang vào nhịp thứ 6 và thứ 8 của trường canh 8 nhịp.
- Nhịp 16: là gõ song lang vào nhịp thứ 12 và 16 của trường canh 16 nhịp.
b.Nhịp Song Lang, là nhịp báo và chấm dứt câu. Trong nhịp Song Lang có 4 loại nhịp:
- Nhịp2: gõ song lang vào nhịp thứ hai.
- Nhịp tư bỏ 2: tức là bỏ 2 nhịp song thanh và lấy 2 nhịp song lang 3 và 4.
- Nhịp 8 chậm: là gõ song lang vào nhịp thứ 6 và thứ 8 của trường canh 8 nhịp.
- Nhịp 16: là gõ song lang vào nhịp thứ 12 và 16 của trường canh 16 nhịp.
Ngoài ra còn có nhịp Nội (nhịp đánh vào tiếng đàn) và nhịp Ngoại (nhịp đánh sau tiếng đàn)
No comments:
Post a Comment